This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Giúp em gái né cám dỗ

Đa phần giới trẻ đều cho rằng đã có tình yêu là phải đi liền với tình dục. Nhiều bạn gái chưa yêu hoặc không muốn yêu dâng hiến còn bị chê là “quê mùa”. Vì vậy các bạn gái “quê” ấy không biết nên né chuyện tình dục thế nào. Cách tốt nhất bạn nên lắng nghe linh cảm của mình. Nếu cảm thấy không yên tâm khi gần một người nào thì nên tránh đi chơi riêng với họ. Không ăn mặc quá khêu gợi, dù không phải luôn xảy ra sự khơi gợi thèm muốn, nhưng ăn mặc kín đáo vẫn an toàn hơn. Không uống bia, ruợu trong những cuộc hẹn hò vui chơi. Nếu đã đi chơi, khi cảm thấy không an toàn, cố gắng chuyển hướng cuộc đi chơi, cuộc hẹn hoặc tìm lý do gia đình, học hành nào đó để thoái lui. Bạn trẻ phải biết bảo vệ mình ngay từ xa, tránh đưa mình vào những tình huống khó từ chối, lý trí không vượt qua được cảm xúc. Trong các cuộc hẹn hò vui chơi ở nơi xa vắng, nguy cơ không kiểm soát được bản thân rất dễ xảy ra. Các bạn nữ có thể bị thúc ép và khó có thể cưỡng lại khi bạn trai đã có ý “muốn”. Vì thế, đừng bao giờ hò hẹn nơi vắng vẻ với một người mình chưa tin và đã có cử chỉ thiếu tế nhị hay đi quá xa giới hạn một cuộc gặp gỡ bình thường.

Bạn gái đừng để những sự vuốt ve mơn trớn xảy ra, vì những hành vi đó sẽ rất gợi dục dễ đẩy cảm xúc lên cao trào và cũng là nguy cơ tiến xa khó dừng... Các em cần tránh những nụ hôn kèm với bàn tay “đi du lịch”, đó có thể không hẳn là yêu mà chủ yếu có ý đồ lạm dụng. Dù thế nào, bạn cũng phải biết cách bảo vệ mình, luôn tự chủ, cảnh giác và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Hãy tế nhị trong ứng xử và chú ý đến tâm tình của bạn trai mình. Nếu người yêu không chú ý đến những gì bạn cảm nhận, nghĩ hoặc muốn, mà chỉ chăm chăm muốn đi đến tình dục, thì bạn nên dè dặt để hiểu ra ý đồ muốn chiếm đoạt của họ. Bạn gái nên ghi nhớ điều này: tình yêu là không tính toán, nhưng nếu đã đi đến dấn thân thì cần phải tính toán và sự tỉnh táo khi yêu sẽ giúp bạn gái có thêm nghị lực vượt qua những lời đường mật dụ dỗ tình dục.

SONG NHI

`Bố mẹ ơi, con muốn nói…`

Trẻ em vốn là những đối tượng còn non nớt và dễ tổn thương, luôn cần được quan tâm coi sóc về mọi mặt, đặc biệt là về sức khỏe. Vậy mà theo một nghiên cứu gần đây của Viện Tâm Lý Học Hoa Kỳ, trẻ em mắc phải những vấn đề về sức khỏe tinh thần và tâm lý thường không được điều trị triệt để như người lớn. Cụ thể, thống kê cho thấy cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ được chẩn đoán có vấn đề về tâm lý hoặc tinh thần, nhưng chỉ 1/3 số trẻ được chẩn đoán nhận được điều trị thực sự. Vì sao lại có tình trạng này?

Vì nhiều người lớn vẫn quan niệm, con nít thì chỉ chơi đùa, biết gì đâu mà bị vấn đề tâm lý này nọ. 

Vì đâu nên nỗi?

 “Hầu hết các bậc cha mẹ không muốn tin rằng con mình có vấn đề về tâm lý.” - William M. Klykylo phát biểu. Ông là tiến sĩ y học, giáo sư của Trường Đại Học Y Khoa Wright State ở Dayton, Ohio. “Nhưng một ngày nọ, nếu bạn cảm thấy con bạn có điều gì không ổn, hoặc nếu những người khác - như thầy cô hoặc người giúp việc - nói bạn rằng con bạn có những biểu hiện bất thường, bạn không nên chủ quan.”

"Bố mẹ ơi, con muốn nói…" 1
Nếu trẻ hiếu động, hung hăng hoặc nhút nhát quá mức thì phụ huynh hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ hoặc chuyên gia về tâm lý. Ảnh minh họa

Các bậc cha mẹ không nên lơ là những dấu hiệu bất thường về mặt tâm lý của trẻ. Do còn nhỏ tuổi, nên phần lớn các bé không thể nhận thức hoặc nói lên vấn đề của chúng. Lỡ như đó là những triệu chứng của trầm cảm, tự kỷ hoặc ADHD (chứng rối loạn tăng động – giảm chú ý), sẽ rất thiệt thòi cho cả các bé lẫn phụ huynh, vì đây đều là những chứng tâm lý rất khó điều trị triệt để. 

Nhận diện các triệu chứng

Những biểu hiện tâm lý bất thường ở trẻ em sẽ khác nhau tùy vào độ tuổi và tính chất của triệu chứng. Nhiều triệu chứng trong số đó có thể xảy ra ở những bé rất nhỏ, chưa đến tuổi đi học. Tuy nhiên, có hai dấu hiệu đặc trưng nhất hiện diện ở mọi chứng tâm lý. Nếu các bậc cha mẹ phát hiện hai dấu hiệu bất thường này ở con mình, thì hãy mạnh dạn nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ hoặc chuyên gia về tâm lý trẻ em:

- Trẻ có những hành xử quá khích hoặc kỳ quặc so với lứa tuổi và giới tính của bé, chẳng hạn như hiếu động, hung hăng hoặc nhút nhát quá mức.

- Trẻ bỗng dưng thay đổi những hành vi hoặc cư xử vốn có của mình theo hướng tiêu cực mà lại không giải thích được; chẳng hạn như thành tích học tập bỗng dưng sa sút.  

Nhiều trẻ thậm chí có nhiều hơn một triệu chứng, khiến cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn.

Sau đây là các dấu hiệu, triệu chứng tâm lý ở trẻ em được phân loại theo độ tuổi mà các bậc cha mẹ cần lưu ý.

Lứa tuổi tiền học đường và những năm đầu tiểu học:

- Hành xử không bình thường trong nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo.

- Hiếu động quá mức so với các trẻ khác.

- Ngủ không yên giấc.

- Thường xuyên gặp ác mộng.

- Hay la khóc, bồn chồn và sợ hãi.

- Hung hãn hoặc không chịu vâng lời: về mặt lý thuyết, trong mỗi một đứa trẻ đều có tồn tại bản năng bất tuân và chiếm hữu. Nhưng nếu bản năng này được bộc lộ trên mức bình thường, dẫn đến những hành vi hủy hoại như hay đập phá đồ đạc, đánh nhau với bạn bè hoặc làm tổn thương vật nuôi, thì cha mẹ cần lưu tâm và can thiệp ngay lập tức.

- Hay nổi nóng, cáu kỉnh.

- Không thích rời xa cha mẹ hoặc một người thân nào đó: Hiển nhiên nhiều đứa trẻ sẽ la khóc do chưa quen với việc đi học hoặc rời xa cha mẹ. Nhưng nếu tình trạng này tiếp diễn không ngừng và kéo dài trên một tháng, đây cũng là một dấu hiệu không bình thường. 

Tuy nhiên, tiến sĩ Klykylo cũng nói thêm rằng một số triệu chứng tâm lý trên đây còn có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào khác, chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ. Nên việc tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn vẫn là giải pháp tốt hơn cả.

Lứa tuổi thiếu niên/trung học cơ sở:

Ở lứa tuổi này, các bậc cha mẹ nên để ý những mối quan hệ của con mình. Đây chính là một cách hữu hiệu để đánh giá tình trạng sức khỏe tâm lý và tinh thần của trẻ. Trẻ em ở độ tuổi này có thể có nhiều bạn hoặc ít bạn. Nhưng số lượng bạn bè không quan trọng bằng chất lượng: con bạn đang chơi với những loại bạn nào, và cách thức chúng duy trì những mối quan hệ đó ra sao. Nếu các mối quan hệ bạn bè của con bạn thường xuyên có xung đột, bạn hãy lưu tâm.

Sau đây là một số biểu hiện đáng chú ý:

- Hay lo âu hoặc sợ hãi quá mức.

- Quá hiếu động.

- Thành tích học tập sa sút bất thường.

- Thụ động, không còn hứng thú với các mối quan hệ bạn bè hoặc các hoạt động ưa thích thường ngày.

- Chán ăn.

- Giấc ngủ thất thường.

- Hay buồn bã kéo dài.

- Sử dụng thuốc hoặc chất kích thích.

- Nhìn thấy hoặc nghe thấy những chuyện không có thực.

 Tiến sĩ Klykylo lưu ý rằng, đứng từ góc độ của cha mẹ, sẽ rất khó để phán đoán được chuyện gì đang xảy ra với trẻ. Ông đề cập một ví dụ: “Trẻ em có thể bị trầm cảm, nhưng trầm cảm lại thường đi kèm với tính hiếu động”. Trong khi trầm cảm có thể dẫn đến chán ăn, nhưng nếu các em không chịu ăn uống đầy đủ hoặc chỉ ăn rất ít, nhiều khả năng trẻ đang bị chứng rối loạn ăn uống chứ không nhất thiết là trầm cảm.  

Lứa tuổi dậy thì:

Các em ở tuổi này vẫn có thể có những triệu chứng kể trên. Nhưng do các em đã lớn hơn, nên có thể diễn đạt và hiểu những rắc rối của bản thân. Ở lứa tuổi này, các bậc cha mẹ cần lưu ý thêm ở trẻ:

- Những hành vi mang tính hủy hoại, chẳng hạn như phá hoại tài sản, chơi đùa với lửa hoặc phóng hỏa.

- Hay dọa bỏ nhà đi bụi. Theo giáo sư Klykylo, đây thực ra là một hình thức trẻ tự làm tổn thương chính mình.

- Trở nên xa cách với gia đình hoặc bạn bè.

- Hay viết những dòng nhật ký, hoặc gửi những bình luận trên Internet có nội dung mang tính hủy hoại bản thân. 

Biện pháp hỗ trợ trẻ

Việc sớm nhận diện các vấn đề tâm lý ở trẻ em để nhanh chóng chẩn đoán và điều trị đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì chỉ khi được điều trị, các em mới có thể sớm hòa nhập với mọi người và được tiếp tục phát triển một cách bình thường.       

Thông thường, quá trình chẩn đoán và điều trị sẽ bắt đầu từ việc thu thập thông tin từ những người trực tiếp chăm sóc trẻ, các bài kiểm tra về tâm lý và sức khỏe để xác định nguyên nhân đích thực của triệu chứng. Đối với trẻ em, quy trình kiểm tra này cần phải được thực hiện thận trọng hơn bình thường, nhằm tránh lầm lẫn giữa các vấn đề tâm lý với những khuyết tật bẩm sinh (như chứng khó đọc hoặc chậm phát triển).

Những trẻ được chẩn đoán là có vấn đề về tâm lý sẽ được cung cấp một kế hoạch điều trị, trong đó bao gồm các liệu pháp tâm lý và đôi khi có cả việc dùng thuốc. Kế hoạch điều trị được vạch ra và thống nhất bởi cả hai phía bác sĩ điều trị và phụ huynh. Sẽ có một số trường hợp nhất định cần tham khảo cả ý kiến của trẻ để quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi.     

Tóm lại, nếu bạn có thắc mắc hoặc nghi ngờ về các biểu hiện tâm lý của trẻ, việc đầu tiên và tốt nhất bạn có thể làm chính là tìm đến các bác sĩ nhi khoa hoặc các chuyên gia tâm lý để có câu trả lời thực sự chính xác.

PHAN NGUYỄN KHÁNH ÐAN